Chiều 13-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo TP Hải Phòng đã cắt băng khánh thành dự án đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, bãi cọc gỗ được xác định liên quan tới trận chiến Bạch Đằng thời Trần.
Công trình tuyến đường vào cùng khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê) do UBND huyện Thuỷ Nguyên làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư hơn 362 tỉ đồng, hoàn thành sau năm tháng thi công.
Hải Phòng khánh thành khu bảo tồn bãi cọc Bạch Đằng - ảnh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo TP Hải Phòng cắt băng khánh thành Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ
Trong đó, tuyến đường vào dài hơn 3,4 km mặt đường rộng 12 m, điểm đầu từ quốc lộ 10 qua các xã Lưu Kỳ, Liên Khê dẫn vào tới khu bảo tồn bãi cọc. Dọc tuyến đường có hệ thống điện chiếu sáng, trồng cây xanh, phần cuối tuyến đường có bãi đỗ xe rộng 1 ha.
Hải Phòng khánh thành khu bảo tồn bãi cọc Bạch Đằng - ảnh 2
Khu bảo tồn tại chỗ với các cọc gỗ nguyên gốc ngâm trong nước bảo quản
Khu Bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ được xây dựng trên diện tích hơn 3 ha, bao gồm cổng vào, hệ thống tường bao khung thép, nhà đón tiếp trưng bày và giới thiệu hiện vật rộng 360 m², khu bảo tồn tại chỗ rộng hơn 2000 m2 được dựng bằng khung thép mái lợp bạt.
Khu bảo tồn được chia làm hai phần, một phần diện tích hơn 200 m2 có 18 cọc gỗ nguyên gốc để mở được ngâm nước bảo quản, phần còn lại là các cọc gỗ đã được chôn lấp đất, phía trên phỏng dựng cọc gỗ thay thế phục vụ khách tham quan.
Hải Phòng khánh thành khu bảo tồn bãi cọc Bạch Đằng - ảnh 3
Khu bảo tồn tại chỗ được làm bằng khung thép trùm bạt
UBND TP Hải Phòng đánh giá Khu bảo tồn bên cạnh giá trị bảo tồn, phát huy truyền thống của dân tộc trong dựng nước và giữ nước còn góp phần kết nối giao thông, hình thành tuyến đường vành đai phía bắc huyện Thuỷ Nguyên.
Con đường này bước đầu đã kết nối các khu di tích dọc theo bờ hữu sông Bạch Đằng tới các khu di tích bãi cọc Cao Quỳ. Hiện UBND huyện Thuỷ Nguyên tiếp tục đề xuất TP Hải Phòng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư tuyến đường nối từ bãi cọc Cao Quỳ tới bãi cọc Đầm Thượng (xã Lại Xuân).
Hải Phòng khánh thành khu bảo tồn bãi cọc Bạch Đằng - ảnh 4
Cảnh quan tại khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ
Trong tương lai, dọc theo dòng sông Bạch Đằng - sông Đá Bạc từ thị trấn Minh Đức tới xã Lại Xuân (huyện Thuỷ Nguyên) dài 21 km sẽ hình thành nên con đường trục thông suốt dẫn vào các di tích, di chỉ liên quan tới cuộc chiến chống quân xâm lược ở cửa Bạch Đằng.
Ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhận định Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ và Khu di tích Bạch Đằng Giang sẽ là hai di tích lịch sử văn hóa truyền thống trường tồn cùng dân tộc. Các di tích này sẽ là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, hun đúc ý chí, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng đề nghị UBND TP Hải Phòng và cơ quan chức năng của TP có chương trình quảng bá rộng rãi khu di tích, đồng thời, xây dựng các quy định về quản lý nhằm gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, môi trường phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan của du khách và người dân.
Ông cũng đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện khảo cổ học tiếp tục quan tâm, phối hợp với TP nghiên cứu, khảo sát, khai quật khảo cổ các khu vực liên quan để làm rõ thêm về trận địa cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.
(Theo Pháp Luật Online)
- Hệ mái bạt lưới HDPE che nắng kéo căng kiến trúc tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn ở Mỹ Tho, Tiền Giang (04.12.2024)
- Mái che bạt căng kiến trúc không gian trên sân thượng tòa nhà tập đoàn Kizuna ở Thủ Đức, Hồ Chí Minh (23.11.2024)
- 07 sân vận động kiến trúc mái che bạt vải căng có sức chứa lớn (27.02.2024)
- Mái che kiến trúc bạt căng bãi đậu xe Aeon Mall Lê Chân Hải Phòng (17.08.2023)
- Điểm nhấn mái che kiến trúc không gian bạt căng tại nhà ga metro số 1 Bến Thành Suối Tiên (19.07.2023)
- Cận cảnh mái che sân tennis 120 tỷ đồng hiện đại nhất Việt Nam thi công bởi TMS (14.12.2021)
- Mái che bạt căng khu đô thị ven sông River Club - Water Point Bến Lức (16.12.2020)
- Thông báo về việc đổi tên Công ty Cổ Phần Tensile Membrane Structure (TMS) (20.07.2020)
- Thiết kế thi công mái che bạt lưới chống nắng HDPE (01.04.2020)
- Tìm hiểu về mặt dựng bạt căng facade và ứng dụng của nó trên tòa nhà (17.01.2020)